Giao tranh tiếp diễn
Quân đội Israel ngày 21.10 cho biết máy bay chiến đấu của nước này đã tấn công "một số lượng lớn mục tiêu khủng bố Hamas trên khắp Dải Gaza",ếptụcbắnpháGazaAiCậpchủtrìhộinghịhòabìcách nấu thịt đông bao gồm các trung tâm chỉ huy và vị trí chiến đấu bên trong các tòa nhà nhiều tầng, theo Reuters. Theo truyền thông Palestine, máy bay Israel đã tấn công 6 ngôi nhà ở phía bắc Gaza, khiến ít nhất 19 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên tiếng báo hiệu "Chiến dịch Thanh kiếm sắt" nhằm tiêu diệt Hamas sẽ không dừng lại, bất chấp khủng hoảng nhân đạo ngày càng nghiêm trọng ở Gaza. "Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi giành chiến thắng", ông Netanyahu phát biểu cuối ngày 20.10.
Quân đội Israel cũng thông báo một loạt rốc két đã bay từ Gaza về phía các cộng đồng ở miền nam Israel trước bình minh hôm 21.10. Sau một khoảng thời gian tạm lắng, còi báo động lại vang lên ở thành phố cảng Ashdod của Israel, cách Gaza khoảng 40 km về phía bắc.
Điểm xung đột 21.10: Mỹ định hình chiến dịch báo thù của Israel; sức mạnh tên lửa Hamas có gì?
Xung đột mới nhất giữa Israel và Hamas, tổ chức chính trị - quân sự Palestine kiểm soát Gaza trên thực tế, đã bùng nổ ngày 7.10 sau khi Hamas bất ngờ tấn công lãnh thổ Israel, giết chết 1.400 dân thường và bắt cóc khoảng 200 người làm con tin. Israel lập tức trả đũa Hamas bằng các cuộc không kích dữ dội nhằm vào Gaza, cũng như chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên bộ giữa lúc thương vong đối với dân thường Palestine ở lãnh thổ này tiếp tục gia tăng. Theo cơ quan y tế Gaza, ít nhất 4.137 người, bao gồm hàng trăm trẻ em, đã thiệt mạng, trong khi hơn 1 triệu trong số khoảng 2,3 triệu dân của vùng đất bị cô lập đã phải rời bỏ nhà cửa để chạy loạn.
Tìm lối thoát
Trước nguy cơ chiến sự lan rộng ở khu vực, Ai Cập chủ trì "Hội nghị Hòa bình Cairo" vào ngày 21.10 với sự tham dự của nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ một số nước Ả Rập và châu Âu, cũng như ngoại trưởng các nước khác. Theo truyền thông nhà nước Ai Cập, hội nghị sẽ thảo luận các biện pháp nhằm giảm leo thang xung đột và hướng đến một lệnh ngừng bắn.
Theo danh sách mà Reuters tổng hợp trước thềm hội nghị, lãnh đạo của các nước trong khu vực bao gồm Bahrain, Iraq, Jordan, Kuwait, Qatar, UAE, cũng như chính quyền Palestine, dự kiến có mặt tại Ai Cập. Lãnh đạo của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý và Nam Phi cũng tham dự hội nghị. Trong khi đó, Anh, Đức, Na Uy, Nhật Bản, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cử ngoại trưởng tới sự kiện. Nga và Trung Quốc cũng cử quan chức ngoại giao cấp cao tham dự, trong khi đại diện của Mỹ là đại biện lâm thời ở Cairo (Mỹ hiện không có đại sứ tại Ai Cập).
Người Hồi giáo xuống đường biểu tình yêu cầu Israel ngừng tấn công Gaza
Ngay trước khi hội nghị diễn ra, 20 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo bị mắc kẹt ở Ai Cập đã tiến về cửa khẩu Rafah để đi vào Gaza sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng. Rafah là tuyến đường bộ duy nhất ra vào Gaza mà không bị Israel kiểm soát và là trọng tâm của nỗ lực cung cấp viện trợ cho dân thường ở Gaza.
Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo Martin Griffiths cho biết đây là đoàn xe chở hàng viện trợ đầu tiên đi vào Gaza từ khi Israel tiến hành "bao vây toàn diện" lãnh thổ này 2 tuần trước. "Hai tuần từ khi giao tranh nổ ra, tình hình nhân đạo ở Gaza - vốn đã bấp bênh - hiện đang ở mức thảm họa… Người dân Gaza đã hứng chịu đau thương trong nhiều thập niên. Cộng đồng quốc tế không thể tiếp tục làm họ thất vọng", tờ The Guardian trích dẫn tuyên bố của ông Griffiths ngày 21.10.
Hamas thả 2 con tin đầu tiên
Lực lượng Hamas ngày 20.10 đã trả tự do cho 2 công dân Mỹ là bà Judith Raanan và con gái Natalie. Hai mẹ con này nằm trong số những người mà Hamas bắt cóc từ Israel ngày 7.10. Một người phát ngôn của cánh quân sự Hamas cho biết việc thả con tin "vì lý do nhân đạo" diễn ra sau nỗ lực đàm phán do Qatar làm trung gian, theo Reuters.
Diễn biến mới làm nổi bật ảnh hưởng ở Doha đối với Hamas, lực lượng mà Mỹ xem là tổ chức khủng bố. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ca ngợi vai trò quan trọng của Qatar trong nỗ lực giải cứu con tin, cũng như bày tỏ tin tưởng rằng sẽ có thêm nhiều người được trả tự do.